Như đã biết Đồng Nai có một vị trí rất quan trọng bởi là cửa ngõ phía Đông của Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng là một trong những trung tâm kinh tế rất lớn của phía Nam. Hơn nữa tỉnh còn được xem là cửa ngõ để đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đây là vùng kinh tế rất phát triển cũng như năng động nhất cả nước. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai từ năm 1976 đến nay, dưới bài viết sau.
Đôi nét về sự ra đời của tỉnh Đồng Nai
Vào tháng 2 của năm 1976 chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã thành lập nên tỉnh Đồng Nai, dựa trên cơ sở sáp nhập các tỉnh đó là Biên Hòa, Tân Phú và Bà Rịa – Long Khánh. Hơn nữa tỉnh Đồng Nai gồm những đơn vị hành chính trực thuộc là thành phố Biên Hòa, thị xã Vũng Tàu cùng những huyện Thống Nhất, toàn tỉnh có đến 154 phường, xã và thị trấn.

Mặt khác tại thời điểm đấy Đồng Nai được giáp với các tỉnh đó là phía Tây giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Ninh thuận, phía Tây Bắc giáp tỉnh Sông Bé, phía Nam giáp Biển Đông và phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Hơn nữa từ đó cho đến nay tỉnh Đồng Nai đã có rất nhiều sự thay đổi về địa giới hành chính cùng với việc cắt chuyển những một số địa bàn sang tỉnh mới, sáp nhập lại và một số địa bàn tách. Đồng thời tới thời điểm này tỉnh đã bao gồm 11 đơn vị hành chính.
Những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai từ năm 1976 đến nay
Đồng Nai là một tỉnh thành được nằm tại khu vực Đông Nam Bộ, vừa là vùng thành phố Hồ Chí Minh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dưới đây là những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai từ năm 1976 đến nay, cụ thể như sau:
Địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai sau hàng ước 1862
Về địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai thì sau hàng ước Nhâm Tuất năm 1863 Biên Hòa đã cùng Gia Định và Định Tường đã trở thành nhưỡng địa thuộc Pháp. Thực dân pháp đã nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính với mục đích quân sự cũng như khai thác thuộc địa, cho đến cho đến cuối năm 1899 mới có thể tạm ổn giữa các tỉnh, Biên Hòa, Đồng Nai thượng, Bà Rịa và Thủ Dầu Một.
Sự thay đổi địa giới hành chính Đồng Nai năm 1945 – 1954
Đến thời kỳ năm 1945 – 1954 địa giới hành chính Biên Hòa lại một lần thay đổi vì mục tiêu quân sự, vào năm 1951 thì quân Bà Rá Đã đổi thành quận Sông Bé rồi sáp nhập vào tỉnh Thủ Dầu Một. Đồng thời trong đó chính quyền cách mạng đã nhập hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một trở thành tỉnh Thủ Biên, và sáp nhập Bà Rịa với Chợ Lớn thành Bà Chợ, nhằm thuận tiện cho việc kháng chiến.

Hơn nữa đến năm 1957 thì chính quyền Mỹ – Diệm đã chia Biên Hòa thành 2 tỉnh đó là Biên Hòa và Long Khánh, thời điểm này tỉnh Biên Hòa gồm 4 quận. Đến năm 1959 chính quyền Sài Gòn đã lập tỉnh Phước Thành có 3 quận và cho đến tháng 7 vào năm 1956 thì giải thể. Bên cạnh đó về phía cách mạng đến tháng 5 vào năm 1955, thì tỉnh Thủ Biên đã được tách thành 2 tỉnh đó chính là Bên Hòa và tỉnh Thủ Dầu Một. Tiếp đó vào tháng 10 năm 1960 cho tới tháng 3 của năm 1963 tỉnh Biên Hòa đã được tách thành hai tỉnh đó chính là Biên Hòa và Long Khánh.
Mặt khác đến năm 1960 đã lập lại tỉnh Thủ Biên được bao gồm cả Biên Hòa và Thủ Dầu Một, cho đến năm 1961 thì tỉnh Biên Hòa đã được tách thành 3 tỉnh. Đến năm 1963 thì 3 tỉnh đó là Long khánh, Biên Hòa và Bà Rịa đã sáp nhập thành tỉnh Bà Biên nhưng đến năm 1966 lại trở lại thành 3 tỉnh như ban đầu. Đồng thời vào năm 1967 thì Bà Rịa cùng Long Khách trở thành một tỉnh mang tên Bà Rịa – Long Khánh.
Sự thay đổi địa giới hành chính Đồng Nai năm 1976
Mãi cho đến năm 1976 tỉnh Đồng Nai đã được thành lập dựa trên cơ sở gộp nhất 3 tỉnh đó chính là Biên Hòa, Tân Phú và Bà Rịa – Long Khánh. Bên cạnh đó vào ngày 29 tháng 12 của năm 1978, thì Hội đồng Bộ Trưởng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đã đưa ra quyết định chuyển huyện Duyên Hải của Đồng Nam sáp nhập vào Thành Phố Hồ Chí Minh. Lúc này tỉnh có một thành phố, 1 xã và có 8 huyện cùng 1 quần đảo.
Hơn nữa đến năm 1979 thì Quốc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quyết định, tách thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành ra khỏi địa phận của Đồng Nai. Sau đó thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo cùng với đó Đồng Nai còn có 1 thành phố à 8 huyện, có 1 quần đảo, gồm 141 phường xã và thị trấn.
Sự thay đổi địa giới hành chính Đồng Nai năm 1982
Vào tháng 12 của năm 1982 theo quyết định số 193 và thành lập huyện Trường Sa. Thời điểm này Đồng Nai có 1 thành phố và có 9 huyện. Bắt đầu tháng 12 huyện Trường Sa đã được Quốc hội tiến hành sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh. Lúc này tỉnh Đồng Nai chỉ còn lại 1 thành phố cùng với 8 huyện. Đến tháng 12 của năm 1985 đã đưa ra quyết định số 284 và thành lập thị xã Vĩnh An dựa trên cơ sở của huyện Vĩnh Cửu cùng với 2 Lâm Trường Hiếu Liêm và Mã Đà của huyện Tân Phú.

Tỉnh Đồng Nai thời điểm này gồm có 1 thành phố, 1 xã cùng với 7 huyện và có 147 phường, xã bao gồm cả thị trấn. Hơn nữa vào tháng 4 năm 1991 Hội Đồng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cho ra quyết định số 107 và chia huyện Xuân Lộc thành 2 huyện đó là Long Khánh và Xuân Lộc. Tiếp đó chia Tân Phú thành 2 huyện Tân Phú và Định Quán.
Đến tháng 8 của năm 1991 thì đã có quyết định cắt chuyển 3 huyện đó là Châu Thành, Xuyên Mộc và Long Đất của Đồng Nai sáp nhập vào tỉnh mới của Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại thời điểm này tỉnh Đồng Nai đã có 1 thành phố, 1 thị xã và có 6 huyện cùng 119 phường, xã và thị trấn.
Sự thay đổi địa giới hành chính năm 1994
Cho đến năm 1994 thì chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cho ra nghị định số 51. Sau đó chia huyện Long Thành trở thành 2 huyện đó là Long Thành và Nhơn Trạch. Tiếp đó vào ngày 29 tháng 8 năm 1994 đã lập lại huyện Vĩnh Cửu dựa trên cơ sở thị xã Vĩnh An.
Bên cạnh đó vào năm 2003 dựa theo nghị định số 97/2003/NĐ – CP ngày 21/8/2003 huyện thống nhất, Trảng Bom đã được thành lập. Đồng thời huyện Long Khánh đã trở thành Thị Xã Long Khánh và thành lập nên huyện Cẩm Mỹ dựa trên cơ sở một số xã của huyện Long Khánh cùng với huyện Xuân Lộc.
Sự thay đổi địa giới hành chính của Đồng Nai hiện nay
Sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính cũng như cắt chuyển những địa bàn. Tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Đồng Nai được bao gồm thành phố Biên Hòa đô thị II cùng với 8 huyện đó là Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán, Long Khánh, Nhơn Trạch và Long Thành cùng diện tích là 5.866,4 km2.

Lời kết
Với những thông tin chúng tôi cung cấp trên bài viết mong rằng đã giúp bạn có thêm nhiều điều thật bổ ích và đầy thú vị. Qua đây bạn nắm bắt được thời gian thành lập tỉnh Đồng Nai và biết rõ những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Đồng Nai từ năm 1976 đến nay.